"Vàng trắng" của Việt Nam được Malaysia đổ tiền thu mua hàng nghìn tấn: xuất khẩu tăng hơn 500%, Trung Quốc chung tay săn lùng

Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng cao do sự thiếu hụt về nguồn cung.
"Vàng trắng" của Việt Nam được Malaysia đổ tiền thu mua hàng nghìn tấn: xuất khẩu tăng hơn 500%, Trung Quốc chung tay săn lùng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Năm 2024, Việt Nam chứng kiến nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, cao su đang đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thời gian vừa qua.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 209,72 nghìn tấn, với trị giá 344,96 triệu USD. So với tháng 8/2023 giảm 5,7% về lượng, nhưng tăng 20,2% về trị giá. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp lượng cao su xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 1,12 triệu tấn, trị giá trên 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 1.569 USD/tấn, tăng tới 16,8% so với cùng kỳ năm 2023.

8 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 78% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, giảm 20% về lượng và giảm 8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

"Vàng trắng" của Việt Nam được Malaysia đổ tiền thu mua hàng nghìn tấn: xuất khẩu tăng hơn 500%, Trung Quốc chung tay săn lùng- Ảnh 2.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm, nhưng bù lại các thị trường khác lại tăng rất mạnh. Trong đó, Malaysia tăng trưởng cả về lượng lẫn kim ngạch.

Cụ thể, trong tháng 8, xuất khẩu cao su sang Malaysia tăng 578% về lượng và tăng 550% về kim ngạch. Tính từ đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 11,6 nghìn tấn cao su sang quốc đảo sư tử, trị giá 16 triệu USD, tăng 178% về lượng và 194% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.374 USD/tấn, tăng gần 6% so với cùng kỳ.

Sự phát triển của ngành cao su Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô. Ngược lại, Malaysia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ cao su thay vì cao su thô và bán thành phẩm.

Hiện nay, Malaysia có hơn hơn 190 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su dùng trong lĩnh vực y tế với các sản phẩm rất đa dạng như găng tay cao su, túi thở, ống bọc y tế… Các sản phẩm cao su y tế của Malaysia có chất lượng cao và được xuất khẩu tới hơn 130 quốc gia. Malaysia còn là một trong những quốc gia đi đầu về sản xuất các sản phẩm cao su được ứng dụng trong việc xây dựng các công trình giao thông.

Các sản phẩm như gờ giảm tốc hay miếng đệm cao su chịu lực có nguồn gốc từ Malaysia cũng được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, Malaysia có hơn 100 doanh nghiệp chuyên sản xuất các linh kiện, phụ tùng cao su được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô. Do vậy, Việt Nam trở thành nhà cung cấp cao su hàng đầu cho Malaysia.

"Vàng trắng" của Việt Nam được Malaysia đổ tiền thu mua hàng nghìn tấn: xuất khẩu tăng hơn 500%, Trung Quốc chung tay săn lùng- Ảnh 3.

Điểm sáng của xuất khẩu cao su trong năm nay là giá tăng cao so với năm ngoái, qua đó mở ra triển vọng tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cho ngành cao su Việt Nam.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), tuy sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm đáng kể nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng là nhờ giá xuất khẩu cao su thời gian qua luôn ở mức cao.

Thị trường cao su toàn cầu dự báo thiếu hụt tới 1,24 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm nay, cao hơn mức 1,12 triệu tấn mà hiệp hội này dự báo vào tháng 5/2024. Tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, đặc biệt là tình trạng thu hẹp sản xuất tại các quốc gia xuất khẩu chính, trong đó có Việt Nam, khiến giá cao su thế giới và nội địa tăng từ đầu năm đến nay.

Trong thời gian tới, giá cao su được dự báo sẽ ở mức cao bởi nhu cầu phục vụ ngành sản xuất săm lốp phục hồi; trong khi sản lượng tại Thái Lan và Indonesia dự báo giảm do chuyển giao thời tiết giữa El Nino và La Nina.