Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”

Việc Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa Dark Eagle với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB diễn ra vào thời điểm các đối thủ cạnh tranh toàn cầu đang đạt được những tiến bộ to lớn trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.

Việc thử nghiệm thành công một hệ thống tên lửa mới, gọi là Dark Eagle, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo hai tầng được trang bị đầu đạn siêu vượt âm thế hệ mới C-HGB, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển công nghệ siêu thanh của Mỹ.

Hệ thống tên lửa này là sự kết hợp giữa hệ thống vũ khí siêu vượt âm tầm xa phóng thẳng đứng (LRHW) và đầu đạn chế tạo hoàn chỉnh (AUR) C-HGB có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 17, tức gấp 17 lần tốc độ âm thanh.

Sau cuộc thử nghiệm, bao gồm việc triển khai bệ phóng kéo tại căn cứ Cape Canaveral, Florida vào ngày 12/12, Lục quân Mỹ có kế hoạch hoàn thành hệ thống tên lửa này trong vòng 1-2 năm tới để sẵn sàng đưa vào thực chiến.

Dự kiến, Dark Eagle sẽ được bố trí tại Đức trong một khu vực MRBM (Tên lửa đạn đạo tầm trung) được chỉ định để vô hiệu hóa hỏa lực tầm xa của đối phương.

Dark Eagle LRHW là một thành phần quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa siêu thanh rộng hơn của Lầu Năm Góc. Hệ thống tên lửa này cũng được thiết lập để trang bị cho các tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ và các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia Block V trong tương lai.

Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 1.

Con đường đến với cuộc thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa Dark Eagle với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB không hề dễ dàng. Lục quân Mỹ đã phải đối mặt với một số thách thức kỹ thuật khiến quá trình phát triển tên lửa bị chậm trễ. Ảnh: Zona Militar

Do Lockheed Martin và Northrop Grumman đồng phát triển, Dark Eagle bao gồm tên lửa đẩy hai tầng được thiết kế để đưa đầu đạn siêu vượt âm C-HGB của Hải quân Mỹ lên tốc độ vượt quá Mach 5 trước khi tách ra và lướt về phía mục tiêu với tốc độ siêu thanh.

Sau khi C-HGB tách khỏi tên lửa đẩy, nó lướt với tốc độ cao hướng về mục tiêu, sự kết hợp giữa tốc độ và khả năng cơ động khiến đầu đạn C-HGB gần như là "không thể bị đánh chặn" bằng các hệ thống phòng không hiện tại.

Theo Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, tên lửa này được thiết kế để khắc chế khả năng A2/AD (Chống tiếp cận/Ngăn chặn xâm nhập) tiên tiến, một khía cạnh quan trọng trong chiến lược phòng thủ ở Thái Bình Dương.

Với tầm bắn 1.725 dặm (2.776 km), Dark Eagle được thiết kế để vượt qua các hệ thống vũ khí tầm xa của đối phương trong môi trường có tranh chấp.

Công nghệ cơ bản của Dark Eagle là cơ sở cho hệ thống tên lửa tầm trung IRCPS của Hải quân Mỹ, sẽ được triển khai trên các tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt.

Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 2.
Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 3.
Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 4.
Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 5.
Thử thành công hệ thống tên lửa với đầu đạn siêu vượt âm C-HGB “không thể bị đánh chặn”- Ảnh 6.

Dark Eagle bắt nguồn từ một chương trình chung giữa Lục quân và Hải quân Mỹ gọi là LRHW, nhằm mục đích phát triển một tên lửa siêu thanh chung cho cả hai lực lượng, cho phép triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau hiện đang hoạt động hoặc đang được đưa vào sử dụng. Ảnh: New Atlas

Con đường đến với cuộc thử nghiệm thành công này không hề dễ dàng. Lục quân Mỹ đã phải đối mặt với một số thách thức kỹ thuật khiến quá trình phát triển tên lửa bị chậm trễ.

Do đó, việc Mỹ thử nghiệm thành công đối thống tên lửa Dark Eagle này càng trở nên ý nghĩa khi nó diễn ra vào thời điểm các đối thủ cạnh tranh toàn cầu đang đạt được những tiến bộ to lớn trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.

Trung Quốc đã triển khai tên lửa siêu thanh DF-ZF, được trang bị trên tên lửa đạn đạo DF-17 và được thiết kế cho các nhiệm vụ chống hạm. Trong khi đó, Nga đã đưa tên lửa siêu thanh Avangard có khả năng hạt nhân vào hoạt động, được phóng từ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat.

Minh Đức (Theo Army Recognition, Eurasian Times)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Tham khảo thêm

Khinh hạm Type 26: “Sát thủ săn ngầm” tiên tiến nhất thế giớiKhinh hạm Type 26: “Sát thủ săn ngầm” tiên tiến nhất thế giới
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Bước tiến mới với tên lửa SiAW “siêu to khổng lồ”Bước tiến mới với tên lửa SiAW “siêu to khổng lồ”