Khơi gợi kiến thức học sinh thông qua cách đặt vấn đề

Sau mỗi mạch kiến thức, các bài học đều được thiết kế các câu hỏi riêng nhằm hỗ trợ ôn tập kiến thức, đồng thời giúp học sinh vận dụng những nội dung vừa tiếp thu.

Khác với Chương trình GDPT 2006 với mục tiêu tập trung vào giúp cho học sinh đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ, thì Chương trình GDPT 2018 được xây dựng với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 

Nhằm giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống, sau mỗi đơn vị kiến thức, các bộ sách giáo khoa đều thiết kế các câu hỏi giúp học sinh vận dụng.

Những câu hỏi này nhằm giúp học sinh đảm bảo các yêu cầu cần đạt và phát triển năng lực đặc thù của môn học. 

Cụ thể đối với sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống là là nhận thức khoa học địa lý, nhận thức và tư duy lịch sử. Học sinh cần có khả năng tìm hiểu lịch sử - địa lý thông qua hệ thống các biểu đồ, bản đồ, atlat địa lý, lát cắt địa hình, trục thời gian…

Khơi gợi kiến thức học sinh thông qua cách đặt vấn đề- Ảnh 1.

Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Đào Ngọc Hùng - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên phần Địa lý sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chia sẻ: "Do chương trình mới có tính tích hợp, liên môn, nên khi xây dựng câu hỏi luyện tập cũng theo hướng này.

Sau khi trả lời các câu hỏi, từ môn Địa lý nhưng người học có thể vận dụng kiến thức môn Toán thông qua mô tả thống kê với hệ thống bảng số liệu, vẽ biểu đồ. Điều này cũng sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu địa lý và nhận thức khoa học địa lý".

Bên cạnh đó, do đặc thù môn học, các câu hỏi cũng luôn gắn với đặc trưng địa phương, điều này giúp trong quá trình tiếp thu, học sinh cảm nhận được sự gần gũi với môi trường sống, kết nối tri thức với cuộc sống xung quanh. Hệ thống câu hỏi cũng xây dựng theo hướng gợi mở các hoạt động, khơi gợi các kỹ năng khác như làm việc nhóm, thuyết trình,…

Sách giáo khoa giả: Mối đe dọa cho nền tri thức quốc gia

Việc tích hợp không chỉ giữa môn học này với môn học khác, mà còn có sự liên kết giữa các cấp học. 

Ông Đào Ngọc Hùng phân tích: "Nếu nội dung Địa lý ở cấp tiểu học, chúng ta cần phát triển năng lực đặc thù cho học sinh ở khía cạnh nhận diện, nhận thức ban đầu với phương pháp dạy học đơn giản, thì ở cấp THCS, học sinh được học tập ở mức độ cao hơn, yêu cầu mức hiểu, biết, sử dụng được biểu đồ, bản đồ, atlat địa lý, trục thời gian, bắt đầu tìm hiểu thông qua internet, các tình huống thực tế".

Khơi gợi kiến thức học sinh thông qua cách đặt vấn đề- Ảnh 2.

Các mạch kiến thức và câu hỏi luyện tập được thiết kế phù hợp.

Ở THPT với đòi hỏi định hướng nghề nghiệp, các em cần hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa trong bối cảnh toàn cầu, sử dụng thành thạo biểu đồ, bản đồ, atlat địa lí, có khả năng vận dụng, kết nối tri thức với cuộc sống cao hơn các cấp học dưới.

Cùng với đó, sau khi xây dựng, các câu hỏi này cũng được trải qua, thực nghiệm sách, và được đội ngũ biên soạn để điều chỉnh cho phù hợp với tâm lý học sinh.

Sách Lịch sử và Địa lý bộ Kết nối tri thức, đối với phần Địa lý các bài học trong sách chú ý đến phát triển năng lực của học sinh thông qua các hệ thống các câu hỏi, yêu cầu là gợi ý để tổ chức hoạt động (nhóm/cá nhân) như: nhận xét, phân tích các thông tin hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ… để tự rút ra những kiến thức cần thiết.

Học sinh được tìm hiểu thực tế địa phương, đất nước, vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lý diễn ra xung quanh, trên cơ sở đó hình thành ý thức, trách nhiệm và tình yêu quê hương, thiên nhiên.

Các bài trong sách được thiết kế theo hai tuyến: chính và phụ.

Tuyến chính: là nội dung chính của bài học, gồm kênh chữ, kênh hình và hệ thống câu hỏi hoặc bài tập, là "chất liệu" để tổ chức các hoạt động học tập cho HS.

Tuyến phụ như: Em có biết, Kết nối với Địa lý, Văn học, Nghệ thuật… là những nội dung kiến thức hoặc mở rộng, hoặc nâng cao, hoặc có tính tích hợp, liên môn với kiến thức các môn học khác, nhằm làm rõ hơn nội dung chính.

Sách được thiết kế 4 màu, kênh hình phong phú, sinh động, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nội dung bài học.

Link nội dung: https://thegioitiepthivietnam.com/khoi-goi-kien-thuc-hoc-sinh-thong-qua-cach-dat-van-de-a89681.html