Trong bối cảnh hiện tại, ngành Giáo dục đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động Marketing - Tuyển sinh, điều này dẫn đến một thị trường quá tải về mặt thông tin và gia tăng tính cạnh tranh gay gắt. Việc tạo ra sự khác biệt và thực sự nổi bật giữa hàng loạt các thương hiệu Giáo dục đang ngày càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Những chiến dịch Marketing – Tuyển sinh trước đây đã không còn đủ sức thuyết phục và thu hút sự chú ý của học viên tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu.
Điều này đặt các Tổ chức Giáo dục phải có sự thay đổi, cần tìm ra những cách tiếp cận mới để làm nổi bật thương hiệu trên thị trường. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới không ngừng trong các chiến dịch Marketing - Tuyển sinh. Làm thế nào để thương hiệu của bạn thực sự chạm đến trái tim của học viên tiềm năng? Làm thế nào để khiến họ cảm thấy kết nối và lựa chọn bạn giữa muôn vàn lựa chọn khác? Đây là những câu hỏi cấp thiết mà các Tổ chức Giáo dục và người làm việc trong lĩnh vực này cần đối mặt và giải quyết.
Để giải quyết những vấn đề trên, Edu Agency tổ chức sự kiện "Tạo Sức Hút Cho Thương Hiệu Giáo Dục" tại TP.HCM, với mục tiêu mang đến cho người làm giáo dục những góc nhìn mới về các giải pháp và chiến lược thực tiễn để tăng cường hiệu quả Marketing - Tuyển sinh, từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu giáo dục vững mạnh. Sự kiện dành cho các nhà lãnh đạo, chủ trường học, các quản lý các phòng ban, nhân viên các cấp từ Mầm non đến Đại học, Sau đại học, các mảng hoạt động giáo dục ngoại khoá,… và tất cả những ai có quan tâm đến chủ đề đầy thú vị này.
Sự kiện với sự tham gia của các Diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học East Anglia, Anh Quốc. Cố vấn thiết kế chương trình giáo dục mầm non, phổ thông cho các trường tư thục, song ngữ, quốc tế. Nguyên quản lý trường học mầm non, phổ thông, song ngữ và quốc tế tại TP.HCM; Tiến sĩ Đoàn Minh Châu, Tiến sĩ Khoa học tri thức Marketing (Nhật Bản). Viện trưởng Viện Sau Đại học & Lãnh đạo, Trường Đại học Hoa Sen; Tiến sĩ Lưu Thị Thanh Mai, Giảng viên Marketing Khoa KD & Luật Trường Đại học Quốc tế Saigon. Founder & CEO VNV Education; Thạc sĩ Lê Kim Thuỳ Linh, Giám đốc điều hành Edu Agency thuộc Công ty Truyền thông và Đào tạo Phượng Hoàng Linh.
Theo Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học East Anglia, Anh Quốc chia sẻ ngành giáo dục đang trải qua giai đoạn bùng nổ lớn nhờ Internet và công nghệ hiện đại. Số lượng người dùng Internet ngày càng tăng. Theo Theo Global Market Insights, thị trường E-learning toàn cầu sẽ vượt giá trị 370 tỷ USD vào năm 2026. Các tổ chức giáo dục truyền thống, cũng như các nhà phát triển tư nhân đã phát hành hơn 500.000 ứng dụng giáo dục. Nhiều ứng dụng trong số đó đã có mặt trên App Store và Google Play. Bên cạnh các ứng dụng giáo dục, thị trường E-learning cũng bão hòa với các khóa học, Video, sách điện tử và trang Web trực tuyến,… Điều này khiến những đơn vị giáo dục mới gia nhập thị trường rất khó nhận được sự chú ý. Do đó để Human tạo ra Performance hay ngược lại? các đơn vị làm Performance qua các kênh POSM thì sẽ giúp tăng awareness, còn work of mouth có khi giúp tăng tỷ lệ convert lên tới 70% > Human tạo ra Performance. Con người tạo ra thương hiệu và con người cũng truyền thông cho thương hiệu đó, ở đây trực tiếp là Ban giám hiệu, đội ngũ cung cấp dịch vụ và đội ngũ truyền thông thương hiệu. Ngoài ra, con người được đầu tư sẽ giúp tiết kiệm chi phí Marketing. Nếu không có nhiều chi phí thì nên dùng chính đội ngũ nội bộ.
Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để khiến họ cảm thấy kết nối và lựa chọn bạn giữa muôn vàn lựa chọn khác?”, Tiến sĩ Lưu Thị Thanh Mai, Giảng viên Marketing Khoa KD & Luật Trường Đại học Quốc tế Saigon. Founder & CEO VNV Education cho biết: “Các đơn vị Giáo dục cũng đang đối mặt với thách thức lớn trong việc thu hút sự quan tâm của học viên trong một thị trường ngày càng bão hòa thông tin và đầy tính cạnh tranh. Các phương thức Marketing - Tuyển sinh truyền thống không còn đủ sức mạnh để tạo ra dấu ấn nổi bật. Để duy trì vị thế và phát triển thương hiệu giáo dục, các tổ chức cần tìm ra cách tiếp cận sáng tạo và hiệu quả hơn. Cần dựa vào các số liệu đo lường để đưa ra các chiến lược tối ưu nhất cho các phương thức Marketing - Tuyển sinh...”.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Đoàn Minh Châu, Tiến sĩ Khoa học tri thức Marketing (Nhật Bản). Viện trưởng Viện Sau Đại học & Lãnh đạo, Trường Đại học Hoa Sen nhấn mạnh thêm: “ Bất kỳ chi phí đầu vào nào bỏ ra cũng cần rất cân nhắc. Lúc đầu Viện đào tạo sau đại học của Hoa Sen có nhờ các digital agency nhưng tôi nhận ra không gì bằng nhân sự trong trường có thể làm được. Cụ thể, cần đầu tư vào con người trước: bởi vì phải có đội ngũ thì mới đem lại kết quả được. Đội ngũ cần phát triển được chiến lược 3-5 năm, tạo ra được sự tăng trưởng. Giáo dục cần phát triển dựa trên sự bền vững: Đầu tư vào đội ngũ giai đoạn đầu có thể chưa có lợi nhuận nhưng sẽ tạo ra lợi ích về lâu dài, là sự tăng trưởng bền vững. Giữa hàng ngàn cơ sở giáo dục đang tồn tại, việc tạo dựng thương hiệu khác biệt, uy tín là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp nổi bật, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với phụ huynh, học sinh.”
Xây dựng thương hiệu giáo dục là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thấu hiểu và cam kết lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng phổ biến khiến các tổ chức giáo dục đi sai hướng hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn. Từ việc coi nhẹ thương hiệu đến hiểu sai vai trò của truyền thông, những lầm tưởng này cản trở sự phát triển bền vững của xây dựng thương hiệu giáo dục.
Việc xây dựng thương hiệu giáo dục đúng cách không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu mà còn tạo ra môi trường tương tác và kết nối, từ đó giúp các tổ chức Giáo dục áp dụng hiệu quả chiến lược Marketing - Tuyển sinh trong hoạt động tạo ra sứ hút cho các thương hiệu Giáo dục vào thực tiễn. Edu Agency - Dịch vụ Truyền thông & Marketing chuyên lĩnh vực Giáo dục đầu tiên tại Việt Nam, thuộc Công ty TNHH Truyền thông & Đào tạo Phượng Hoàng Linh. Edu Agency mang đến các giải pháp “may đo toàn diện" giúp các tổ chức giáo dục tăng cường hiệu quả tuyển sinh và xây dựng thương hiệu.
Thanh Hương
Link nội dung: https://thegioitiepthivietnam.com/giai-bai-toan-tao-suc-hut-cho-thuong-hieu-giao-duc-a76945.html