Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?

Cuộc đua “mỏng nhất” giữa các smartphone gập đang gây tranh cãi, nhưng Samsung chọn lối đi khác: ưu tiên trải nghiệm thực tế thay vì chạy theo từng milimet thông số.

Trong thế giới smartphone gập - nơi từng milimet trên bảng thông số có thể trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu, danh hiệu “mỏng nhất thế giới” không chỉ là một con số kỹ thuật mà còn là vũ khí marketing mạnh mẽ.

Gần như cùng thời điểm Samsung trình làng thế hệ điện thoại gập mới nhất, thương hiệu HONOR cũng công bố mẫu điện thoại gập Magic V5 với độ mỏng công bố là 8,8mm - vừa đủ để soán ngôi “mỏng nhất” của các đối thủ khác trên thị trường.

Vài ngày sau đó, nhiều tranh cãi bắt đầu xuất hiện, đặt dấu hỏi về độ chính xác của con số này và ý nghĩa thực sự của việc chạy đua từng phần mười milimet.

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 1.

HONOR Magic V5 được công bố là “điện thoại gập mỏng nhất thế giới” ở mức 8,8mm.

Tranh cãi quanh danh hiệu “điện thoại gập mỏng nhất thế giới”

Theo công bố từ HONOR, Magic V5 đạt độ dày chỉ 8,8mm khi gập lại - nhỉnh hơn 0,1mm so với con số 8,9mm của Galaxy Z Fold7. Khoảng cách tưởng chừng rất nhỏ này lại đủ để hãng tuyên bố sản phẩm của mình là “điện thoại gập mỏng nhất thế giới”. Tuy nhiên, ngay sau đó, các chuyên gia và cộng đồng công nghệ quốc tế đã bắt đầu đặt nghi vấn về tính xác thực của cách đo.

Theo thông tin từ SamMobile và AndroidAuthority , trang giới thiệu chính thức của HONOR đã thừa nhận rằng con số 8,8mm không bao gồm phần lồi của cụm camera và không tính đến lớp kính bảo vệ ở mặt trong và mặt ngoài.

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 2.

HONOR đã phải miễn trừ nhiều yếu tố để đạt được danh hiệu “mỏng nhất thế giới”.

Ngoại trừ phần camera lồi hầu như không được tính đến cho độ mỏng ở hầu hết sản phẩm, các chi tiết như màng bảo vệ màn hình là chi tiết vật lý tồn tại thực tế trên sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận khi cầm nắm, nhưng lại bị loại khỏi phép– cũng chính là điểm để một số người đặt ra câu hỏi.

Một điểm gây tranh cãi nữa là HONOR công bố chỉ riêng phiên bản màu trắng mới đạt được độ mỏng 8,8mm - trong khi các màu khác lại dày hơn (9mm).Chuyên gia công nghệ nổi tiếng Ice Universe đã thực hiện một loạt thử nghiệm bằng thẻ nhựa và bóng bàn để so sánh trực tiếp giữa Galaxy Z Fold7 và HONOR Magic V5.

Trong nhiều tình huống kiểm tra, thẻ và bóng đều nghiêng về phía Galaxy Z Fold7, cho thấy thiết bị này thực tế có thể còn mỏng hơn nếu xét một cách đầy đủ.

Điều này đặt ra vấn đề: liệu cuộc đua “mỏng nhất” đang thực sự phản ánh sự tiến bộ kỹ thuật, hay chỉ đơn thuần là một cuộc chơi của những phép đo chọn lọc?

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 3.

Thử nghiệm của Ice Universe nhằm kiểm chứng danh hiệu “mỏng nhất thế giới”.

Chọn lựa của Samsung: Không chạy theo “cái nhất”, mà theo đuổi trải nghiệm

Không nhắm đến xu hướng quảng bá các kỷ lục như “mỏng nhất” hay “nhẹ nhất” đang được nhiều hãng sử dụng như một chiến lược tiếp cận thị trường, Samsung theo đuổi một định hướng khác. Hãng công nghệ Hàn Quốc, theo đuổi triết lý phát triển bền vững: thiết bị chỉ nên ra mắt khi công nghệ đã đủ trưởng thành để đảm bảo trải nghiệm thực sự toàn diện cho người dùng.

Galaxy Z Fold7 là minh chứng cho tư duy đó. Thiết bị sở hữu độ mỏng 8,9mm - đủ để xếp ngang hàng với những sản phẩm gập mỏng nhất hiện nay, nhưng thay vì đánh đổi cấu hình để theo đuổi độ mỏng tuyệt đối, Samsung vẫn duy trì đầy đủ các thông số của một thiết bị cao cấp: từ camera 200MP từ Galaxy S25 Ultra, chip Snapdragon 8 Elite for Galaxy hiệu năng cao, cho tới khả năng tản nhiệt và duy trì hiệu năng dài hạn.

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 4.

Samsung không chạy theo danh hiệu, mà là trải nghiệm của người dùng.

Không chỉ chú trọng phần cứng, Samsung còn tập trung tối ưu phần mềm - yếu tố ngày càng trở nên then chốt trong trải nghiệm với thiết bị màn hình gập. One UI 8 trên Galaxy Z Fold7 tiếp tục mở rộng khả năng đa nhiệm, cho phép chạy nhiều ứng dụng song song, chuyển đổi linh hoạt giữa các không gian làm việc.

Đồng thời, Samsung cũng phối hợp chặt chẽ với Google để tích hợp và tối ưu loạt tính năng mới như Gemini Live - trợ lý AI có giao diện tùy biến cho màn hình lớn, cùng với các tính năng Galaxy AI ngày càng phong phú. Đặc biệt, Galaxy Z Fold7 nằm trong lộ trình cập nhật phần mềm dài hạn lên tới 7 năm - một cam kết hiếm thấy trên thị trường Android hiện tại.

Với pin, Samsung không chạy đua theo con số dung lượng hay công suất sạc, mà chọn hướng tiếp cận thực dụng hơn: đảm bảo độ bền sạc lên tới 2.000 chu kỳ - mức cao nhất hiện nay theo dữ liệu nhãn năng lượng EPREL của Liên minh châu Âu. Kết hợp với tối ưu phần mềm và chipset, Galaxy Z Fold7 mang lại thời lượng sử dụng thực tế bền bỉ mà không cần hy sinh độ mỏng hay tính thẩm mỹ.

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 5.

Không chỉ mỏng nhẹ, Galaxy Z Fold7 còn được thiết kế để mang trải nghiệm Ultra vào một thiết bị gập mở.

Xét về thông số, Galaxy Z Fold7 không phải là sản phẩm “mỏng nhất”, “sạc nhanh nhất” hay “pin lớn nhất”. Nhưng chính sự hài hòa giữa thiết kế, hiệu năng, phần mềm và độ bền mới là điều khiến thiết bị này trở thành chiếc smartphone gập mang tính biểu tượng của thị trường.

Danh hiệu chỉ là bề nổi - trải nghiệm mới là giá trị cốt lõi

Trong một thị trường mà mỗi thông số kỹ thuật đều có thể trở thành thông điệp truyền thông, việc theo đuổi các danh hiệu như “mỏng nhất thế giới” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi mọi tiêu chuẩn kỹ thuật dần tiệm cận giới hạn vật lý, câu hỏi quan trọng hơn cần đặt ra là: liệu các hãng công nghệ có đang cải thiện điều người dùng thật sự cần - hay chỉ đơn thuần là cố gắng dẫn đầu trên bảng so sánh?

Cuộc đua mỏng nhẹ trên điện thoại gập: Liệu thông số có quyết định tất cả?- Ảnh 6.

Galaxy Z Fold7 cho thấy triết lý khác biệt của Samsung về trải nghiệm sản phẩm.

Samsung lựa chọn hướng đi khác. Không cần một thiết bị mỏng nhất để tạo tiếng vang, hãng vẫn chứng minh được vị thế bằng chính trải nghiệm người dùng mà họ kiên trì theo đuổi. Galaxy Z Fold7 không chỉ là một bước tiến kỹ thuật, mà còn là kết quả của tầm nhìn dài hạn, cam kết bền bỉ với chất lượng và sự thấu hiểu sâu sắc hành vi người dùng trong kỷ nguyên thiết bị gập.

Và trong cuộc đua công nghệ vốn không thiếu những chiến lược marketing để giành lấy sự chú ý, việc kiên định với triết lý “đúng thời điểm, đúng trải nghiệm” có lẽ mới là điều tạo nên khác biệt thật sự.

Link nội dung: https://thegioitiepthivietnam.com/cuoc-dua-mong-nhe-tren-dien-thoai-gap-lieu-thong-so-co-quyet-dinh-tat-ca-a113704.html