Thông tin trên được Sở Công Thương Hà Nội nêu tại công văn số 1877 về việc cung cấp thông tin về quản lý sản phẩm sữa.
Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, theo quy định, ngành Y tế chịu trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa có bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng (bao gồm cả việc tiếp nhận tự công bố, xác nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm).
Ngành Công Thương chịu trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng).
"Đến thời điểm hiện tại, Sở Công Thương không tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với các sản phẩm sữa do Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất; Thanh tra Sở, Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội chưa thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 Công ty trong thời gian từ năm 2021 đến nay" , công văn cho biết.

Lực lượng công an kiểm tra sản phẩm sữa giả. (Ảnh: CAND)
Lý giải về việc đã nhiều năm không kiểm tra hoạt động doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, do đây là các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành của ngành Y tế, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Sở Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm thực phẩm của hai doanh nghiệp này.
Lực lượng Quản lý thị trường chỉ có thể kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Chuyển 2 vụ việc đến cơ quan điều tra
Theo Sở Công Thương Hà Nội, từ năm 2021 đến nay, đơn vị này đã tổ chức kiểm tra, hậu kiểm chuyên ngành đối với 289 doanh nghiệp, trong đó đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 47 doanh nghiệp với số tiền gần 400 triệu đồng.
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (trước đây là Cục Quản lý thị trường) đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 2.256 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) và liên quan đến ATTP.
Trong đó, đã xử phạt hành chính tổng số tiền 31,7 tỷ đồng, buộc tiêu hủy số tang vật, hàng hóa vi phạm về ATTP trị giá gần 56,7 tỷ đồng.
Đối với mặt hàng sữa, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 53 vụ với tổng số tiền phạt 546 triệu đồng.
Riêng năm 2024, chi cục đã kiểm tra, phát hiện và chuyển 2 vụ việc vi phạm liên quan đến sản phẩm sữa, thực triệu đồng. Tổng số lượng hàng hóa tịch thu, tiêu hủy với mặt hàng sữa là: 5.853 lon, hộp, chai với giá trị 200,1 phẩm chức năng (TPCN) sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định pháp luật.
Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả, chủ yếu dành cho người mắc bệnh tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai. Các sản phẩm này chỉ đạt dưới 70% chất lượng công bố, nhiều loại hoàn toàn không chứa các thành phần tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca như quảng cáo.
Công an khởi tố 8 bị can, trong đó hai người cầm đầu là giám đốc các Công ty Hacofood Group và Rance Pharma. Họ thừa nhận không kiểm nghiệm chất lượng, sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, công thức chung cho tất cả sản phẩm.