Ngành thủy sản quý I/2025: Sóng phục hồi đã nổi

Quý I/2025, ngành thủy sản ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn ảm đạm, song vẫn còn doanh nghiệp “mắc kẹt” trong vòng xoáy chi phí.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 4 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với mức tăng trưởng tới 30%. Tuy nhiên, cá tra chỉ tăng nhẹ 9% và chững lại trong tháng 4, cho thấy sự phân hóa trong nhu cầu và khả năng hồi phục giữa các dòng sản phẩm. Thêm vào đó, rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ vẫn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là với những công ty có tỉ trọng thị trường Mỹ cao.

Trong bối cảnh đó, bức tranh chung của toàn ngành đang tồn tại những mảng sáng tối rõ rệt giữa các doanh nghiệp.

Những cái tên quen thuộc trở lại đường đua

Trong xu hướng phục hồi của toàn ngành, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico; HoSE: ANV) là cái tên tạo bất ngờ lớn nhất. Theo đó, doanh thu quý I/2025 đạt hơn 1.100 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng vọt 36%.

Biên lợi nhuận gộp nhờ đó cũng tăng gấp đôi so với quý I/2024, giúp lợi nhuận sau thuế tăng gần 8 lần lên 132 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của công ty trong vòng 11 quý trở lại đây và vượt xa mức lãi cả năm 2024.

Giải trình chênh lệch, công ty cho biết lợi nhuận tăng vọt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cá tra tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Brazil… đã có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn dài trầm lắng, dẫn đến sản lượng lẫn giá bán tăng.

Được mệnh danh "vua tôm", cau hai quý thua lỗ, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã đảo chiều với kết quả tích cực. Theo đó, 1uý I/2025, doanh thu của công ty đạt 2.847 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,5%, lợi nhuận gộp tăng 2%.

Đáng chú ý, chi phí bán hàng và quản lý giảm 25% và doanh thu tài chính tăng 91% đã góp phần đưa lợi nhuận sau thuế đạt 17,7 tỷ đồng, tăng 143% so với cùng kỳ. Dù con số lợi nhuận trên còn khiêm tốn so với quy mô công ty, nhưng đây là tín hiệu rõ ràng về sự hồi phục sau giai đoạn khó khăn của Minh Phú.

Triển khai đồng bộ các biện pháp chống khai thác thủy sản IUU

Tương tự, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) giữ được tình hình sản xuất kinh doanh ổn định dù doanh thu giảm nhẹ 7%, còn 2.648 tỷ đồng. Song biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,3% lên 12,7% giúp lợi nhuận gộp của công ty tăng 27% lên 337 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của Vĩnh Hoàn ghi nhận giảm 16% xuống còn còn 89 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính của công ty tăng mạnh gần 70%, lên 57 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại giảm gần 7% xuống còn 123 tỷ đồng.

Sau khi trừ các chi phí, Vĩnh Hoàn báo lãi sau thuế quý I/2025 đạt gần 211 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cho biết nguyên nhân chênh lệch lợi nhuận đến từ giá bán cải thiện, trong khi chi phí nuôi cá lại giảm.

Năm 2025, Vĩnh Hoàn lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu cơ bản đạt 10.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; kế hoạch cao với 12.350 tỷ đồng doanh thu và 1.300 tỷ đồng lợi nhuận.

Như vậy, tính đến hết quý I/2025, Vĩnh Hoàn đã hoàn thành khoảng 19% mục tiêu lợi nhuận theo kịch bản cơ bản và gần 15% theo kịch bản cao cho cả năm 2025.

Sao Ta chật vật giữa cơn sóng chi phí

Trái ngược với xu hướng tích cực chung, Sao Ta (HoSE: FMC) lại ghi nhận tình hình sản xuất kinh doanh bấp bênh dù doanh thu tăng trưởng. Theo đó, quý I/2025 Sao Ta ghi nhận doanh thu tăng 36% lên 1.990 tỷ đồng.

Đáng nói, ở chiều ngược lại, các khoản chi phí lại liên tiếp phát sinh mạnh. Trong đó, chi phí bán hàng đột biến 88 tỷ đồng, gấp 3 lần. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình kinh doanh của công ty, kéo tụt lợi nhuận sau thuế của Sao Ta trong quý I/2024 xuống 36 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với quý IV/2024, con số này đã "bay màu" mất hơn 80%, đánh dấu mức lợi nhuận quý thấp nhất trong 15 quý trở lại đây.

Đáng nói, ở chiều ngược lại, các khoản chi phí lại liên tiếp phát sinh mạnh. Trong đó, chi phí bán hàng đột biến 88 tỷ đồng, gấp 3 lần. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình kinh doanh của công ty, kéo tụt lợi nhuận sau thuế của Sao Ta trong quý I/2024 xuống 36 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với quý IV/2024, con số này đã "bay màu" mấy hơn 80%, đánh dấu mức lợi nhuận quý thấp nhất trong 15 quý trở lại đây.

Năm 2025, Sao Ta đặt mục tiêu sản lượng tôm thành phẩm tiêu thụ 22.000 tấn và 1.300 tấn nông sản tiêu thụ. Doanh số chung ước đạt 255 triệu USD, tăng gần 2% so với mức kỷ lục năm 2024; song tổng lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ về 420 tỷ đồng.

Ngành thủy sản quý I/2025: Sóng phục hồi đã nổi- Ảnh 1.

Quý I/2025, ngành thủy sản ghi nhận tín hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn ảm đạm, song vẫn còn doanh nghiệp “mắc kẹt” trong vòng xoáy chi phí.

Như vậy, với kết quả đạt được trong quý đầu năm, công ty xuất khẩu tôm này mới thực hiện được gần 9% về chỉ tiêu lợi nhuận.

Có thể thấy, trong khi Nam Việt, Vĩnh Hoàn hay Minh Phú đang tận dụng tốt cơ hội để bật dậy thì Sao Ta dù doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại hụt hơi vì chi phí chưa được kiểm soát.