Hơn 160.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ GD&ĐT cho biết, trong số 160.435 thí sinh đã thử đăng ký, số thí sinh lớp 12 đang theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là 156.254 em, chiếm tỉ lệ 97,39%. Số thí sinh tự do là 4.181 em, chiếm 2,61%.

Thí sinh có 4 ngày tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, số thí sinh đang học lớp 12 là 156.254 thí sinh, chiếm tỉ lệ 97,39%.

Thí sinh tự do là 4.181 thí sinh, chiếm 2,61%. Trong đó thí sinh tự do (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018) là 3.472 thí sinh, chiếm 2,1%. Thí sinh tự do (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006) là 709 thí sinh, chiếm 0,44%.

Hơn 160.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo quy định, thí sinh sẽ thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống Quản lý thi của Bộ GD&ĐT đến hết ngày 18/4. Việc mở thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến nhằm giúp thí sinh làm quen, tập dượt trước khi tiến hành đăng ký dự thi chính thức.

Từ ngày 21/4 đến 17h ngày 28/4, thí sinh chính thức đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến diễn ra trong các ngày 25 - 28/6. Bộ GD&ĐT đã công bố lịch thi chi tiết đối với các thí sinh dự thi theo đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 cũng như thí sinh dự thi theo đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dự kiến 8h ngày 16/7, các Sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Chậm nhất ngày 18/7, các trường phổ thông xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh.

Từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Thi 2 môn bắt buộc (Toán, Văn) và 2 môn tự chọn

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.

Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ.

Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT quy định: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương.

Phương án thi này được thực hiện từ năm 2025. Trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030, kỳ thi giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

Tham khảo thêm
Hợp tác xuất bản và phát triển văn hoá đọc giữa Việt Nam – CubaHợp tác xuất bản và phát triển văn hoá đọc giữa Việt Nam – Cuba

Trúc Chi (t/h Chính Phủ, VTV)