Để cơ thể được tỉnh táo, giảm mệt mỏi khi say, bạn cần thực hiện ngay các cách giải rượu đơn giản, hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà.
Nếu uống quá nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu cao có thể gây hôn mê, hạ thân nhiệt, lú lẫn, suy hô hấp và cần được cấp cứu. Trường hợp nồng độ cồn trong máu từ 4-5g/l có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, khi say rượu, cơ thể bị mất nước thông qua nôn mửa, đổ mồ hôi,… khiến cơ thể mất nước trầm trọng, nguy hiểm tính mạng.
Uống đủ nước
Cơ thể bị mất nước là một trong những tác hại điển hình của uống rượu bia. Rượu bia có khả năng ức chế cơ thể sản xuất các hoóc môn chống bài niệu, ngăn thận tái hấp thu nước. Hệ quả là cơ thể sẽ đào thải nhiều nước hơn qua đường tiết niệu, theo Popular Science.
Hơn nữa, các vấn đề khác sau khi uống rượu bia như đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa và tiêu chảy đều khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dẫn đến các triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi.
Do đó, uống đủ nước sau khi uống rượu bia sẽ giúp bù nước cho cơ thể, giảm cảm giác nhức đầu, mệt mỏi do rượu bia.
Ngủ ngon
Mệt mỏi và đau nhức cơ là 2 triệu chứng khó chịu thường gặp nhất sau khi uống rượu bia. Cách tốt để giảm những triệu chứng khó chịu này là ngủ đủ giấc.
Rượu bia dễ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến ngủ ngắn hơn và ngủ không thẳng giấc. Nguyên nhân là do rượu bia làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, làm tăng nồng độ hoóc môn căng thẳng.
Dù vậy, mọi người cũng nên dành nhiều thời gian hơn để ngủ vì đó là cách tốt để giảm mệt mỏi, đau nhức cơ.
Cẩn thận khi dùng thuốc
Bị đau đầu sau cuộc nhậu, phản ứng của một số người là uống một viên Aspirin hay Paracetamol. Các nghiên cứu phát hiện rượu bia có thể gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Khi đó, các loại thuốc kháng viêm như Aspirin, Paracetamol sẽ có ích.
Tuy nhiên, nếu bị nhức đầu do uống rượu bia thì những loại thuốc này lại không có hiệu quả. Thậm chí, một số nghiên cứu còn phát hiện uống Aspirin kèm với rượu bia có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và tổn thương gan.
Nếu tình trạng nhức đầu, mệt mỏi do uống rượu bia gây khó chịu quá mức thì người mắc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Uống ibuprofen để giảm đau: Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng ibuprofen thay vì acetaminophen. Tuy nhiên, ibuprofen có thể gây khó chịu cho dạ dày ở một vài người.
Ăn thức ăn nhẹ: như bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc sốt táo để lấy năng lượng cũng có thể điều trị chứng buồn nôn do rượu.
Lời khuyên của bác sĩ: Bác sĩ khuyến cáo sử dụng quá nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe về tim mạch, gan, thận, tuỵ, thần kinh, nội tiết. Cụ thể, đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ huyết áp cao, thậm chí suy tim, đột quỵ nếu uống trong thời gian dài. Lạm dụng rượu bia gây viêm gan, xơ gan, viêm tuỵ cấp, đái tháo đường, đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, nói không rõ ràng, điều hòa động tác cơ thể kém; tê bì, ngứa ở bàn chân, bàn tay; giảm trí nhớ.
Rượu bia còn gây hại đến hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây chướng bụng, đầy hơi, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy giảm khả năng tình dục, sức khỏe sinh sản...
Khi bị ngộ độc rượu, người nhà nên giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có bác sĩ tới cấp cứu. Không để người ngộ độc rượu một mình, để tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Nên để bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi, có thể để nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa. Gia đình nên mang theo hoặc ghi nhớ loại rượu mà người bị ngộ độc uống để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, xử trí kịp thời.
Duy Huy (tổng hợp)