Chung một non sông trong từng nét mực

Triển lãm “Thư pháp hội ngộ – Chung một non sông” không chỉ là lời tri ân đến những thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc, mà còn góp phần lan tỏa giá trị của thư pháp Việt Nam.
Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 1.

Nhằm giúp các bạn trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức triển lãm thư pháp với chủ đề “Thư pháp hội ngộ - Chung một non sông”.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 2.

Triển lãm là hoạt động mang nhiều ý nghĩa, được tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đồng thời góp phần lan tỏa tình yêu lịch sử, văn hóa dân tộc đến giới trẻ.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 3.

Bà Đinh Thị Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Việt (trực thuộc Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Từ những năm tháng gian khổ đến ngày hòa bình rạng rỡ, đất nước ta đã viết nên bản anh hùng ca bằng máu, bằng niềm tin và khát vọng độc lập, thống nhất. Triển lãm lần này là nén tâm hương dâng lên Tổ quốc, là lời tri ân sâu sắc đến những thế hệ đã ngã xuống, sống trọn một đời cho non sông gấm vóc. Đồng thời, tri ân hồn thiêng sông núi đã thầm lặng chở che và gìn giữ Việt Nam qua bao mùa giông bão”.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 4.

Không gian triển lãm như một cuộc hội ngộ đầy xúc cảm của lịch sử và nghệ thuật. 85 tác phẩm thư pháp đến từ các thư pháp gia tài hoa trên khắp mọi miền đất nước đã quy tụ tại đây. Mỗi bức thư pháp là một bản hòa ca giữa tinh thần dân tộc và vẻ đẹp văn hóa truyền thống.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 5.

Phần lớn tác phẩm tại triển lãm lần này lấy hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mẹ Việt Nam Anh hùng làm trung tâm – biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước, đức hy sinh và khát vọng hòa bình.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 6.

Tác phẩm "Mẹ là đất nước" để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 7.

Tác phẩm "Khải hoàn ca" đã gói trọn khí thế hào hùng trong ngày toàn thắng của dân tộc Việt Nam.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 8.

Những nét mực mềm mại, uốn lượn trong từng con chữ như chứa đựng cả tâm huyết, tấm lòng của người nghệ sĩ với lịch sử dân tộc.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 9.

Thư pháp không chỉ là con chữ, mà là hơi thở và là tâm hồn người viết gửi gắm vào từng nét mực. Đây không chỉ là một nét đẹp thẩm mỹ mà còn là di sản văn hóa của dân tộc cần được lưu giữ và bảo tồn.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 10.

Với những tác phẩm độc đáo, triển lãm đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem. Đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đã đến thưởng lãm, nhiều người không giấu nổi sự ngỡ ngàng trước một triển lãm thư pháp một dải non sông lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 11.

Nhiều du khách thích thú khi được ngắm nhìn các tác phẩm thư pháp.

Chung một non sông trong từng nét mực- Ảnh 12.

Nhà báo, nhà thơ Ngô Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Thư pháp Việt Nam tham gia tại khai mạc triển lãm "Thư pháp hội ngộ - chung một non sông".

Trao đổi với Người Đưa Tin, nhà báo, nhà thơ Ngô Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Thư pháp Việt Nam (thuộc Viện Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa) cho biết, triển lãm "Thư pháp hội ngộ - chung một non sông" không chỉ góp phần trong ngày vui của dân tộc trong dịp đại lễ, mà còn giúp quảng bá, lan tỏa giá trị của thư pháp Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

Khánh Ngọc